BÀI HỌC LÃNH ĐẠO TỪ QUÂN ĐỘI

NGUỒN BÀI VIẾT

Hầu hết những nhà lãnh đạo hiện nay đều chưa từng phải trải qua sự kinh khủng của chiến tranh, nhưng nhiều người dễ rơi vào cái bẫy cho rằng lãnh đạo là bằng quyền lực và vũ trang. Có thể thấy, chiến tranh là điều không ai mong muốn, nhưng quân đội cũng để lại những bài học quý giá cho những nhà lãnh đạo về cách xây dựng đội ngũ hay phục hồi sau khủng hoảng. Nhiều người đứng đầu cũng đã tìm đọc Binh pháp Tôn Tử để học hỏi. Vậy các nhà lãnh đạo có thể học được gì từ quân đội để xây dựng, vận hành đội ngũ hiệu quả và hạnh phúc?

Những giá trị cũ trở lại đầy mới mẻ

Thế kỷ này đã được định nghĩa bằng cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và đợt đại dịch từ 2019 đến nay. Hai sự kiện này đã khiến hầu hết doanh nghiệp lao đao và việc phục hồi hay khả năng dự phòng là điều cấp thiết. Trang Economist cho biết, những năm gần đây doanh nghiệp dựa hoàn toàn vào những dự báo kinh tế như một liều thuốc thần để dự đoán hướng đi thị trường, và thực tế cho thấy cách tiếp cận như vậy sẽ thất bại nhanh chóng khi những khủng hoảng làm cho cả thế giới rơi vào trạng thái VUCA. Vì vậy, thay vì cố gắng đoán định một tương lai không chắc chắn, doanh nghiệp cần tự đưa quyết định và điều chỉnh chúng một cách linh hoạt. 

Con số quan trọng

Con người có một giới hạn nhất định về số lượng người quen biết để duy trì mối quan hệ xã hội ổn định và con số này rơi vào khoảng 150 người. Số này được gọi là số Dunbar. 150 cũng là con số trung bình trong các đơn vị quân sự. Nghĩa vụ quân sự có khó khăn đến mấy, nhưng những nhà lãnh đạo có tầm nhìn cần hiểu rằng các kết nối xã hội và kỹ năng quản lý mềm có vai trò quan trọng hơn là duy trì kỷ luật trong chiến tranh. 

Trích dẫn quan trọng

“Ngày những người lính không còn chia sẻ những vấn đề của bản thân là ngày người chỉ huy không còn lãnh đạo họ. Lúc đó, những người lính nghĩ rằng người chỉ huy không lắng nghe hoặc thậm chí không quan tâm đến họ. Dù rơi vào trường hợp nào, đó cũng là sự thất bại của người lãnh đạo” Colin Powell, vị tướng bốn sao đã nghỉ hưu và là cựu ngoại trưởng Mỹ, đã nói như vậy. 

Bai hoc lanh dao

Ngày nay, ý thức về trách nhiệm cũng như lời cam kết của các nhà lãnh đạo đều được thử thách khi họ phải đấu tranh để giúp doanh nghiệp của mình vươn mình qua đại dịch. Là người lãnh đạo, bạn đã cho nhân viên thấy sự tin tưởng, khả năng và quyền tự do lựa chọn để họ kiên cường vượt khủng hoảng chưa? Bạn tuyển dụng họ vì tài năng, nhưng bạn có đang chăm sóc gia đình của họ hay quan tâm đến vấn đề sức khỏe tinh thần của họ trong và sau đại dịch không?

Các bài học lãnh đạo từ quân đội

Bài học đầu tiên là về con người. Nếu bạn quan tâm đến đội ngũ của mình, hãy cho họ thấy sự quan tâm đó. Không chỉ là quan tâm trong phạm vi công việc, mà còn là những gì trong đời sống của họ nữa. Trong quân đội, nếu hiệu suất làm việc đi xuống, câu hỏi đầu tiên sẽ là: “Ở nhà anh có việc gì, hay chuyện gì đang xảy ra với anh?” Trước COVID, có lẽ thế giới kinh doanh đã không nhìn nhận một nhân viên bằng toàn bộ con người họ. Nhưng nếu chúng ta dành đủ thời gian để nhìn và quan tâm họ một cách đầy đủ, ta có thể thấy họ phát triển và bùng nổ. 

Mọi người thường hiểu nhầm rằng quân đội là chỉ huy và kiểm soát. Tất nhiên đó là những điều không thể thiếu, nhưng đó không phải là cách các chỉ huy làm. Bạn không thể bắt mọi người thực hiện nhiệm vụ chỉ bằng cách bảo họ làm đi. Bạn hãy truyền cảm hứng cho đội ngũ của mình để họ làm nhiều hơn những gì họ nghĩ rằng họ làm được. Bạn cần vận dụng tất cả các cách thức lãnh đạo, từ truyền cảm hứng, cộng tác và cả tinh thần phục vụ cho đội ngũ để làm điều đó.

Một trong những kinh nghiệm quan trọng nhất mà người ta có được trong quân đội là học cách tồn tại và phát triển trong những tình huống nằm ngoài tầm kiểm soát của mình. Đại dịch với việc phải cân bằng giữa những gì bạn kiểm soát được và những gì không thể kiểm soát, đồng thời phải học cách cân bằng giữa một thế giới hoàn toàn đảo lộn, là trải nghiệm mà rất nhiều người chưa từng trải qua. Và sẽ càng khó khăn nếu bạn trước giờ là một người luôn mong muốn sự kiểm soát. Hy vọng rằng, mọi người sẽ nhìn nhận lại và thấy rằng trải nghiệm này đã chứng minh bản thân mình kiên cường thế nào và đã đối phó với sự “đảo lộn” tốt thế nào. Và đây cũng là trải nghiệm giúp chúng ta sẵn sàng yêu cầu sự giúp đỡ và giúp đỡ những người khác khi cần. 

Cuối cùng, là vấn đề “tái hòa nhập” ở trạng thái bình thường mới. Quân đội biết rằng không thể chỉ bật một công tắc là đã khiến những người lính sẵn sàng từ vùng chiến sự trở về nhà. Họ cần một quá trình tái hòa nhập cụ thể. Tương tự như vậy, khi các tổ chức trở lại trạng thái bình thường và các cá nhân thích nghi với cuộc sống sau-giãn-cách, hy vọng rằng chúng ta không chỉ cố gắng “bật công tắc”, và buộc mọi người phải hành động khác đi. Hãy làm mọi việc có mục đích và định hướng. Điều đó mới là quan trọng. 

Hãy dẫn dắt quân đội của mình thật tốt nhé, các chỉ huy!!!


Cập nhật các thông tin mới nhất về GrowMind tại đây.

GrowMind – Đồng kiến tạo mạng lưới các công ty tiến bộ và hạnh phúc.

1
Bạn cần hỗ trợ?