BẠN LÀ NGƯỜI SẾP TỐT, NHƯNG ĐIỀU ĐÓ KHÔNG KHIẾN BẠN THÀNH LÃNH ĐẠO GIỎI

NGUỒN BÀI VIẾT

  • Tên bài viết gốc: Maybe you’re a good boss—that doesn’t make you a good leader
  • Nguồn bài: McKinsey & Company
  • Dịch thuật, biên tập: GrowMind

lanh dao gioi

Có một nghịch lý như thế này: mối quan hệ giữa nhân viên với sếp là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự hài lòng trong công việc. Nhưng hơn 70% số người nói rằng thời gian làm việc cùng sếp là khoảng thời gian căng thẳng nhất trong cả tuần làm việc. Vậy thì cần phải cải thiện ở đâu? Khi mô hình làm việc lai (hybrid) và làm việc từ xa đưa các nhân viên rời khỏi văn phòng, các nhà lãnh đạo sẽ được thử thách chứng tỏ khả năng thấu hiểu, tin tưởng và quan tâm để kết nối và làm cho nhân viên thực hiện công việc với hiệu suất tốt nhất và phát triển kể cả khi không cùng ngồi ở một nơi. Trong bài viết tuần này, chúng ta hãy tập trung vào việc “làm chủ” trong môi trường lao động mới và điều gì tạo nên sự khác biệt giữa việc chỉ đơn thuần là một người sếp với việc sống và phục vụ như một nhà lãnh đạo giỏi.

Niềm tin sẽ là chỉ số hàng đầu của nhà lãnh đạo trong giai đoạn bình thường mới

Rất ít nhân viên tin rằng họ đang phát huy được 100% tiềm năng công việc của mình, và đáng lo ngại là nhiều người thừa nhận rằng họ đang làm việc ở chỉ với một nửa khả năng và hiệu suất. Trong một nghiên cứu từ Harvard Business Review, tác giả nhận thấy rằng chìa khóa để thúc đẩy hiệu suất là xây dựng sự tin tưởng khi người lãnh đạo tổ chức quan tâm đến các vấn đề liên quan đến công việc của nhân viên và sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của họ. Trên tạp chí Economist có viết: mức độ tin tưởng mà chúng ta dành cho đồng nghiệp và công ty có thể phát triển theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Đó là một lời cảnh báo cho những người sếp nếu họ còn phân vân về yêu cầu tiêm chủng của nhân viên hay giám sát nghiêm ngặt nhân viên khi họ làm việc tại nhà. 

Con số quan trọng

74% là tỷ lệ người được khảo sát mô tả mối quan hệ giữa người quản lý và nhân viên tại nơi làm việc của họ là “rất tốt” và “hoàn toàn hài lòng” với công việc chính của họ. Bằng việc tạo ra sự hài lòng trong công việc ở mức độ cao, các nhà lãnh đạo cấp cao có thể tạo ra một bước thay đổi về cả giá trị lợi nhuận và giá trị cho xã hội. Để làm được điều đó, chúng ta cần đào tạo các nhà quản lý về vai trò quan trọng của họ và đưa chất lượng các mối quan hệ tại nơi làm việc vào phần đánh giá hiệu suất và khả năng phát triển của người quản lý, một tiêu chí khó tìm thấy ở hầu hết các công ty.

Trích dẫn quan trọng

“Ở một nơi nào đó, một thảm kịch đã xảy ra, điều đó nghiêm trọng hơn nhiều so với việc “Tôi bị nhốt trong nhà”. Và chẳng ai quan tâm đến căn bệnh “bị nhốt” không có triệu chứng đó!”

Nhà tâm lý học Robin Smith đã nói như vậy trong một bài báo trên tạp chí Fortune. Khi đại dịch diễn ra, nó đã xóa bỏ quyền kiểm soát của tất cả mọi người đối với các sự việc và cuộc sống của họ. Nhiều người đã di dời đến nơi an toàn. Dịch bệnh ở khắp mọi nơi, và trong hầu hết các trường hợp, quá trình người sếp giúp đỡ nhân viên luôn nhận được hồi đáp. Khi thời khắc “bình thường mới” trở lại, những người sếp cần trải qua bài kiểm tra về việc dự đoán câu chuyện của những nhân viên khi trở lại, thấu hiểu họ để giao tiếp cởi mở và chân thành, cũng như thể hiện rõ khả năng hỗ trợ mà những người lao động đang mong đợi.  

Có một thông điệp dành cho những người sếp trên con đường sự nghiệp: “Những đặc điểm tính cách giúp bạn thăng tiến có thể không phải là những đặc điểm khiến bạn trở thành một nhà lãnh đạo có trái tim của người phục vụ”. Bài viết này sẽ phân tích các đặc điểm tính cách giúp xác định sự khác biệt lớn nhất giữa người sếp và nhà lãnh đạo. Những người sếp trên đường thăng tiến thường có xu hướng tự cho mình là trung tâm, tập trung vào hiệu suất cá nhân của mình và luôn giỏi trong việc trình bày quan điểm bản thân. Về phần mình, các nhà lãnh đạo với trái tim người phục vụ lại cung cấp nền tảng để nhân viên có thể hoàn thành công việc tốt nhất. Tất nhiên, cũng có một con đường trung dung giữa hai nét đặc điểm này — một con đường được xây dựng dựa trên sự tin tưởng và đặt ưu tiên vào sự đồng cảm và an toàn về tâm lý — đó chính là mục tiêu cho các tổ chức tiến bộ.

Làm thế nào để trở thành một lãnh đạo giỏi, một người sếp “tốt hơn”?

Vai trò quan trọng của người sếp đối với sự hài lòng của nhân viên và hiệu quả hoạt động của tổ chức tạo ra sự tương phản hấp dẫn bởi cách thức để trở thành một người sếp tốt hơn lại khá đơn giản. Các yếu tố cần cải thiện giống như bất kỳ mối quan hệ giữa người-và-người khác: tin tưởng lẫn nhau, khuyến khích, đồng cảm và giao tiếp. Những yếu tố này tạo ra một môi trường để nhân viên có thể cảm thấy an toàn và hài lòng về mặt tâm lý và hoàn thành công việc tốt nhất.

Empathy, compassion, and vulnerability: A manager who genuinely cares about an employee’s well-being tends to be curious about it. Sincerely asking, “How are you doing today?” and showing empathy no matter the answer creates an opportunity for employees to raise issues and to feel safe when they do. If the problems relate to the workplace, solving them together and encouraging initiative taking can give workers a heightened sense of agency, in turn reducing their stress levels.

Sự đồng cảm và lòng trắc ẩn: Một người quản lý thực sự quan tâm đến trạng thái, cảm xúc của nhân viên thường hỏi thăm về điều đó. Hãy quan tâm đến nhân viên của bạn, hỏi “Hôm nay anh cảm thấy thế nào?”, công việc của họ đang tiến triển ra sao và bày tỏ sự quan tâm đến những gì họ nói. Sau đó, luôn tương tác với họ bằng mức độ quan tâm như vậy. Và nếu nhân viên cảm thấy khủng hoảng, hãy cố gắng tìm ra nguyên nhân. 

Các nhà quản lý giỏi cũng cần mở lòng đón nhận sự đồng cảm và lòng trắc ẩn của người khác, đồng thời chia sẻ cảm xúc của chính bản thân để đáp lại. Điều này đòi hỏi sự sẵn sàng thể hiện những khía cạnh cảm xúc của bản thân người đứng đầu, và nó giúp duy trì sự ổn định về cảm xúc của họ và xây dựng mạng lưới hỗ trợ chặt chẽ từ đội ngũ.

Một phần nào đó, người sếp cũng cần giống như cha mẹ, không có đúng hay sai, chỉ cần không phán xét và thể hiện sự đồng cảm để hiểu chuyện gì đang xảy ra với đối phương.

Đồng cảm là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng niềm tin và tạo cảm giác an toàn về tâm lý – khi đó mọi người cảm thấy an toàn để nêu ra các vấn đề gặp phải, đưa ra những ý tưởng mới hay sẵn sàng thay đổi. 

Tiếp theo, hãy luôn cảm ơn vì mọi thứ. Ngay cả khi đó là một việc nhỏ, hay đó là một phần công việc của họ, nhưng ai cũng xứng đáng được cảm ơn vì điều mà họ đã làm! Tại sao lại không cảm ơn họ? Trước hết, chúng ta cần biết ơn. Thứ hai, việc cảm ơn chẳng tốn của bạn thứ gì. Thứ ba, nó làm cho người nhận cảm thấy tốt hơn. Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng những lời khen nhỏ là nền tảng để mọi người đạt được mục tiêu lớn. Vì vậy, sự biết ơn thật sự cần thiết để thúc đẩy và nâng cao sự hài lòng và hạnh phúc trong đội ngũ.

Sự tích cực: Sự quan tâm tích cực — quan tâm đến cảm xúc, ngưng phán xét và luôn hỗ trợ — sẽ thúc đẩy động lực và thái độ chân thành. Một nghiên cứu đã so sánh các vận động viên nhận được những lời nhận xét tích cực vô điều kiện từ huấn luyện viên của họ với những người chỉ nhận được những lời chỉ trích. Nhóm đầu tiên có được sự tự tin và tình yêu thể thao ngày càng gia tăng, bền bỉ, mạnh mẽ hơn qua các thử thách. Nhóm thứ hai cảm thấy thiếu an toàn, ít động lực hơn và có xu hướng dễ bị mệt mỏi hơn. Nghiên cứu tương tự cũng đúng đối với quan hệ giáo viên – học sinh, và nó cũng áp dụng cho người sếp và những nhân viên mà họ “huấn luyện” tại nơi làm việc.

Nhận thức rõ ràng về bản thân: Những người sếp nhận thức được bản thân và trạng thái của chính họ sẽ dễ dàng trở thành người lãnh đạo có tinh thần hỗ trợ và quan tâm hơn. Các nhà lãnh đạo trước tiên phải tự giúp đỡ bản thân trước khi họ có thể làm điều tương tự cho người khác. Ví dụ, chia sẻ cảm xúc hoặc buông bỏ sự phán xét thường chỉ có thể thực hiện được khi các nhà lãnh đạo cảm thấy tự chủ, an toàn trong chính nội tại. 

Công thức để tự chăm sóc và nhận thức về bản thân sẽ khác nhau đối với mỗi người, nhưng hầu hết mọi người cần chú ý đến chế độ ăn uống, tập thể dục, nghỉ ngơi và ngủ. Đối với nhiều người, chánh niệm hoặc các thực hành thiền định khác cũng là cách thức để họ tĩnh tại và hồi phục cơ thể, tinh thần. 

Lãnh đạo tốt hơn trong bối cảnh đại dịch

Có những người sếp rất giỏi trong việc duy trì và xây dựng các mối quan hệ ngay cả đối phương ở xa, khi chỉ có thể giao tiếp qua điện thoại hoặc qua các cuộc họp online. Có những người sếp gặp khó khăn trong việc duy trì các mối quan hệ nói chung, và điều này càng tồi tệ hơn khi cố gắng quản lý từ xa. 

Một số nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng nhiều người làm việc tại nhà có cảm giác phần nào đó trong họ được giải phóng. Họ cảm thấy rằng mình có quyền tự chủ hơn, và quyền tự chủ là một phần cực kỳ quan trọng để cảm thấy hài lòng với công việc của chính mình — khi bạn được tin tưởng và trao quyền để hoàn thành công việc. Vì vậy, có những người thực sự cảm thấy khá tốt về tình hình làm việc từ xa của họ.

Khi người sếp không còn hiện diện nhiều trong mối quan hệ khi phải làm việc từ xa, cần phải có sự tin tưởng để người nhân viên hoàn thành công việc. 

Có lẽ nhiều người sếp đã nhận ra rằng, trong đại dịch này, cách duy nhất để họ có được một đội ngũ hiệu quả là bất chấp những áp lực từ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, để tiếp tục xây dựng lòng tin và nỗ lực hơn, dành thời gian với đội ngũ để thực sự kết nối với họ. Nếu không, tình trạng kiệt sức và không thể phân định ranh giới giữa nơi làm việc và gia đình khi làm việc tại nhà sẽ trở thành những vấn đề đáng lo ngại. 

Những người sếp tốt sẽ lắng nghe tất cả những vấn đề đó và thay đổi cách họ ứng xử, có thể bằng cách tạo điều kiện cho đội ngũ làm việc độc lập hơn. Bạn không thể chỉ nói rằng mọi người hãy làm việc độc lập đi; mà cũng phải thay đổi các quy trình, chẳng hạn như cách thức họp, cách giao tiếp, để biến điều kiện đó thành khả thi. Đối với người sếp, điều đó khiến bạn tốn nhiều thời gian và công sức. Nhưng nhiều người đã thực hiện thấy rằng những thay đổi đó đáng để đầu tư vì đội ngũ không chỉ hạnh phúc hơn mà còn hiệu quả hơn. Và nếu bạn dừng việc quản lý vi mô – quản lý theo cách thức quá soi xét, nghiêm ngặt, thì bạn cũng đã tiết kiệm được khá nhiều công sức. 

Khi nói đến hạnh phúc và sự hài lòng trong công việc của nhân viên, người sếp đóng vai trò quan trọng hơn những gì chúng ta nghĩ. Và người quản lý chỉ cần đặt ra một câu hỏi: Làm thế nào để giúp cuộc sống của các thành viên trở nên thoải mái hơn — về thể chất, nhận thức và cả cảm xúc? Việc trở thành người sếp tốt hơn hay “người lãnh đạo mang trái tim phục vụ” qua bài viết này giúp nâng cao cả hiệu suất và sự hài lòng của đội ngũ. 


Cập nhật các thông tin mới nhất về GrowMind tại đây.

GrowMind – Đồng kiến tạo mạng lưới các công ty tiến bộ và hạnh phúc.

1
Bạn cần hỗ trợ?