LÃNH ĐẠO CHUYỂN ĐỔI – MÔ HÌNH THÚC ĐẨY SỰ ĐỔI MỚI

Lãnh đạo chuyển đổi là gì? Mô hình thúc đẩy sự đổi mới


lanh dao chuyen doi la gi

Tăng trưởng và thay đổi là điều không thể tránh khỏi trong ngành Công nghệ thông tin. Nhưng những nhà lãnh đạo chuyển đổi (transformation leader) có thể truyền cảm hứng cho nhân viên của mình đón nhận sự thay đổi bằng cách thúc đẩy văn hóa công ty về trách nhiệm, quyền sở hữu và quyền tự chủ tại nơi làm việc.

Lãnh đạo chuyển đổi là gì?

Lãnh đạo chuyển đổi là một phong cách lãnh đạo trong đó các nhà lãnh đạo khuyến khích, truyền cảm hứng và thúc đẩy nhân viên đổi mới và tạo ra sự thay đổi, giúp phát triển và định hình thành công trong tương lai của công ty. Điều này được thực hiện bằng cách nêu gương ở cấp điều hành bằng ý thức mạnh mẽ về văn hóa doanh nghiệp, quyền sở hữu của nhân viên và tính độc lập tại nơi làm việc.

Các nhà lãnh đạo chuyển đổi truyền cảm hứng và động viên nhân viên của họ mà không cần quản lý vi mô. Họ tin tưởng vào quyết định của mỗi nhân viên trong các công việc mà họ được giao. Đây là một phong cách quản lý được thiết kế để cung cấp cho nhân viên nhiều không gian sáng tạo, nhìn về tương lai và tìm ra giải pháp mới cho các vấn đề cũ. Các nhân viên trên con đường trở thành quản lý cũng được chuẩn bị để tự mình trở thành những nhà lãnh đạo chuyển đổi thông qua cố vấn và đào tạo.

Mô hình lãnh đạo chuyển đổi

Khái niệm lãnh đạo chuyển đổi được bắt đầu bởi James V. Downton vào năm 1973 và được James Burns mở rộng vào năm 1978. Năm 1985, nhà nghiên cứu Bernard M. Bass đã bổ sung thêm khái niệm này các cách đo lường sự thành công của lãnh đạo chuyển đổi. Mô hình này khuyến khích các nhà quản lý thể hiện khả năng lãnh đạo đích thực, mạnh mẽ với ý tưởng rằng nhân viên sẽ được truyền cảm hứng để làm theo.

Mặc dù mô hình của Bass có từ những năm 70, nhưng nó vẫn là một phong cách lãnh đạo hiệu quả được áp dụng cho đến ngày nay – phong cách lãnh đạo không thay đổi, chỉ thay đổi ở môi trường áp dụng. Nó có thể áp dụng trong mọi ngành, nhưng đặc biệt quan trọng đối với ngành công nghệ, nơi mà tốc độ đổi mới và sự nhanh nhẹn có thể tạo ra hoặc phá vỡ một công ty.

 

Các đặc điểm của lãnh đạo chuyển đổi

Theo Bass, dưới đây là những dấu hiệu nổi bật của một nhà lãnh đạo chuyển đổi khiến họ trở nên khác biệt với các phong cách lãnh đạo khác.

dac diem cua lanh dao chuyen doi

Một nhà lãnh đạo chuyển đổi là người:

  • Truyền cảm hứng cho những người đi theo họ
  • Đề cao các tiêu chuẩn đạo đức trong tổ chức và khuyến khích những người khác làm theo
  • Thúc đẩy một môi trường làm việc với các giá trị, ưu tiên và tiêu chuẩn rõ ràng.
  • Xây dựng văn hóa công ty bằng cách khuyến khích nhân viên chuyển từ tư tưởng lợi ích cá nhân sang tư duy làm việc vì lợi ích chung
  • Tập trung vào tính chính xác, hợp tác và giao tiếp cởi mở
  • Đóng vai trò huấn luyện và cố vấn nhưng cho phép nhân viên đưa ra quyết định và làm chủ nhiệm vụ

Transformation Leader trong ngành công nghệ thông tin

Mặc dù khái niệm lãnh đạo chuyển đổi có thể áp dụng cho mọi ngành – từ chăm sóc sức khỏe, giáo dục và các cơ quan chính phủ – nhưng nó ngày càng quan trọng trong ngành CNTT khi các công ty áp dụng chuyển đổi số. Việc thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ đòi hỏi sự đổi mới và khả năng lãnh đạo mạnh mẽ để luôn dẫn đầu và duy trì tính cạnh tranh.

Là những nhà lãnh đạo trong lĩnh vực CNTT, các CIO (Chief Information Officer) có trách nhiệm làm gương, trở thành những nhà lãnh đạo có khả năng chuyển đổi – đặc biệt chịu trách nhiệm chính trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp. Theo báo cáo của Gartner, 40% CIO là những nhà lãnh đạo của hoạt động chuyển đổi số trong tổ chức của họ, trong đó 34% trả lời rằng họ chịu trách nhiệm cho sự đổi mới. Truyền cảm hứng và động lực cho nhân viên là một mảnh ghép quan trọng khi lập kế hoạch chuyển đổi số, vì thành công phụ thuộc vào việc mọi người tham gia và đón nhận sự phát triển và thay đổi.

Mặc dù sự  phát triển chắc chắn cần để mắt tới tương lai, đó có thể là vấn đề bảo mật, công nghệ mới hay các các nền tảng chuyển dịch, nhưng không phải mọi phần của CNTT đều hưởng lợi từ lãnh đạo chuyển đổi. Một số quy trình, thủ tục và dự án phát triển đòi hỏi cấu trúc, tính nhất quán và độ tin cậy cao hơn; đó được gọi là lãnh đạo giao dịch.

Transactional leadership và Transformational Leadership

lanh dao giao dich va lanh dao chuyen doi

Lãnh đạo giao dịch (Transactional leadership) hoàn toàn trái ngược với lãnh đạo chuyển đổi (transformational leadership). Lãnh đạo giao dịch tạo động lực cho nhân viên thông qua các phần thưởng và hình phạt. Nó đòi hỏi sự giám sát, kiểm soát tổ chức và quản lý hiệu suất. Mô hình lãnh đạo này không cố gắng đổi mới. Thay vào đó, nó bắt nguồn từ việc giữ cho mọi thứ nhất quán và có thể dự đoán được theo thời gian. Các lỗi và sai sót được điều tra chặt chẽ và mục tiêu chung là tạo ra các quy trình hiệu quả và thường xuyên.

Phong cách này phù hợp nhất với các phòng ban hoặc tổ chức yêu cầu quy trình và cấu trúc – những lĩnh vực mà doanh nghiệp muốn giảm bớt sự hỗn loạn hoặc kém hiệu quả. Nhưng nó không cho phép đổi mới hoặc lập kế hoạch tương lai giống như cách mà lãnh đạo chuyển đổi sẽ làm.

Mặt khác, lãnh đạo chuyển đổi hỗ trợ các môi trường Agile, đặc biệt là khi thất bại mang lại ít rủi ro hơn. Bạn muốn việc phát triển và bảo trì sản phẩm hiện tại luôn nhất quán và không có lỗi, nhưng bạn không muốn điều đó cản trở tiến trình và sự phát triển của các bản cập nhật và cải tiến trong tương lai.

Lãnh đạo giao dịch quan tâm đến việc tạo ra một quy trình phát triển nhất quán, trong khi lãnh đạo chuyển đổi giúp mọi người tự do đưa ra các ý tưởng mới và nhìn vào tương lai của các sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng. 

Các nhà lãnh đạo chuyển đổi tiêu biểu

Tạp chí Harvard Business Review đã phân tích các công ty trong danh sách S&P và Fortune Global 500 để tìm ra những gương mặt điển hình nhất về khả năng lãnh đạo chuyển đổi. Các doanh nghiệp này được đánh giá dựa trên: các sản phẩm, dịch vụ và mô hình kinh doanh mới; tái định vị hoạt động kinh doanh cốt lõi; và hiệu quả tài chính.

  • Jeff Bezos, Amazon: Là một người bước ra từ thế giới tài chính, ông đã mang đến một cái nhìn mới mẻ về thương mại điện tử thông qua nhiều năm kinh nghiệm trong một ngành khác.
  • Reed Hastings, Netflix: Hastings đứng đầu tiên cùng với Bezos, và vì những lý do tương tự. Xuất thân từ ngành công nghiệp phần mềm, ông không bắt đầu từ những quy trình và thủ tục được thiết lập trước trong ngành truyền hình.
  • Jeff Boyd và Glenn Fogel, Priceline: Boyd và Fogel đã thay đổi cách đặt phòng du lịch bằng cách tính phí hoa hồng thấp hơn khi đặt phòng, nhưng tập trung vào các thị trường ngách nhỏ hơn (nhà nghỉ, B&B và căn hộ), cuối cùng đã tạo ra Booking.com.
  • Steve Jobs và Tim Cook, Apple: Apple là một ví dụ về “sự chuyển đổi kép”: Jobs đã đổi mới các sản phẩm ban đầu của Microsoft đồng thời xây dựng một hệ sinh thái phần mềm. Cook mở rộng tầm nhìn của Jobs, duy trì sự tập trung vào sự đổi mới, phần mềm và lòng trung thành với thương hiệu.
  • Mark Bertolini, Aetna: Bertolini được biết đến với phương pháp quản lý thực tế trong ngành chăm sóc sức khỏe. Ông cho biết mục tiêu của mình là xây dựng các chiến lược xoay quanh một tầm nhìn thực tế về tương lai.
  • Kent Thiry, DaVita: Thiry đã xoay sở để đưa một công ty phá sản và biến nó thành một doanh nghiệp phát triển mạnh thông qua các giá trị cốt lõi của công ty bao gồm “dịch vụ xuất sắc, tinh thần đồng đội, trách nhiệm giải trình và niềm vui”, theo Harvard Business Review.
  • Satya Nadella, Microsoft: Nadella bắt đầu làm việc tại Microsoft vào năm 1992 và từng bước tiến dần lên vị trí vận hành mảng điện toán đám mây, điều này đã đưa ông lên vị trí Tổng giám đốc điều hành của Microsoft.

Chương trình Professional Manager của GrowMind thông qua việc trang bị các kiến thức và kỹ năng quản trị hiện đại, đội ngũ Lãnh đạo các doanh nghiệp có thể tạo ra những ảnh hưởng tích cực tới tổ chức và đội ngũ của mình. Xoay quanh 02 nhóm kỹ năng thiết yếu “Nâng cao hiệu quả cá nhân nhà Quản lý” và “Dẫn dắt đội nhóm đạt hiệu suất cao”, các học viên sẽ sở hữu tư duy phát triển, hình thành năng lực tự học và hành dụng để thích ứng và ứng biến linh hoạt trước sự biến động của thế giới

1
Bạn cần hỗ trợ?