TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC HỌC TẬP TRONG TỔ CHỨC

Học tập trong tổ chức là “bước tạo đà” lớn trong sự phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp hiện đại ngày nay. Các công ty luôn tìm kiếm những sự thay đổi để giúp họ vượt lên đối thủ hoặc nổi bật giữa các doanh nghiệp cùng ngành. Một nhà lý thuyết kinh doanh nổi tiếng, người lãnh đạo Công ty Dầu Shell – Arie de Geus tuyên bố rằng: “Lợi thế cạnh tranh bền vững duy nhất là khả năng học hỏi nhanh hơn các đối thủ cạnh tranh của bạn”.

Vậy học tập trong tổ chức là gì?

Tầm quan trọng của học tập trong tổ chức là gì?

Hãy cùng GrowMind tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

HỌC TẬP TRONG TỔ CHỨC LÀ GÌ?


Học tập trong tổ chức
là quá trình học hỏi kiến thức và kỹ năng được thể hiện bởi kinh nghiệm thực tế. Hoặc đó là các hoạt động phát triển, đào tạo trong tổ chức hướng tới mục tiêu mong muốn của cá nhân và tổ chức nhằm thúc đẩy sự  phát triển bền vững của tổ chức, mục tiêu của cá nhân (Raelin, 2000).

Học tập trong tổ chức có nguồn gốc từ việc học hỏi của cá nhân. Hầu hết các nhà nghiên cứu ủng hộ ý kiến ​​rằng: “Học hỏi của cá nhân giúp tạo nên học hỏi của tổ chức, và đến lượt mình, học hỏi của tổ chức lại nuôi dưỡng cho học hỏi của từng cá nhân”(Argyris và Schon, 1978).

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC HỌC TẬP TRONG TỔ CHỨC?

Senge cho rằng các doanh nghiệp tồn tại và phát triển thành công một phần là do doanh nghiệp đã xây dựng được một “tổ chức học tập”. Để đánh bại đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp phải học nhanh hơn các đối thủ cạnh tranh ở mọi cấp độ.

Học tập là một cơ chế hiệu quả để doanh nghiệp đạt được mục tiêu đã đề ra, bởi vậy tầm quan trong của việc học trong tổ chức là:

1) Quản trị sự thay đổi

Trải qua IV cuộc cách mạng công nghiệp với sự gia tăng và thay đổi liên tục của các công nghệ, chẳng hạn như Trí tuệ nhân tạo – AI đang làm mờ đi các ranh giới của các hệ thống vật lý, kỹ thuật số và sinh học.

Năm 2010, khi dân số kỹ thuật số chỉ chiếm 28,8% và hiện tại đã chiếm đến 56,1% dân số thế giới (tăng 27,3%). Cuộc cách mạng công nghiệp IV đang khiến mọi thứ thay đổi một cách nhanh chóng, đòi hỏi cần có sự chuẩn bị và ứng phó nhanh hơn khi môi trường thay đổi.

Xây dựng tổ chức có năng suất cao, đạt được lợi thế cạnh tranh đòi hỏi mỗi cá nhân hoặc tổ chức cần phải học tập và duy trì việc học tập liên tục. Nếu muốn đi trước xu hướng và đối diện với những thay đổi trong thực tiễn.

2) Giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh

Hàng hóa có giá trị nhất trên thế giới không còn là đất đai, vàng hay dầu mỏ nữa – mà là thông tin. Để trở thành một chuyên gia trong bất kỳ lĩnh vực nào, bạn phải thường xuyên bắt kịp các xu hướng và cập nhật thông tin liên quan đến ngành hoặc chuyên môn mà doanh nghiệp của bạn đang hoạt động.

loi the canh tranh

Trong thời gian dài, nguồn lợi thế cạnh tranh bền vững duy nhất là khả năng tổ chức học hỏi nhanh hơn đối thủ cạnh tranh. Không ai ngoài chính bạn phải có động lực nắm lấy lợi thế. Đồng thời, mỗi cá nhân cũng cần có các kỹ năng cần thiết để truyền đạt, chia sẻ lại với đồng nghiệp, nhân viên thông qua việc học tập và chia sẻ trong chính tổ chức của mình.

Theo khảo sát, hiện nay chỉ 42% các công ty thực sự đang cung cấp và triển khai các hoạt động học tập, đào tạo và phát triển cho đội ngũ nhân viên của họ. Sự thiếu hụt chuyên gia và ít có doanh nghiệp đi trước xu hướng thị trường chính là lý do tại sao việc khuyến khích xây dựng văn hóa học tập trong tổ chức rất quan trọng.

3) Xây dựng nguồn nhân lực trung thành, chất lượng cao

Học tập trong tổ chức tạo ra một môi trường để nhân viên liên tục nâng cao kỹ năng làm việc, chia sẻ kiến thức và cải thiện bản thân. Nhiều minh chứng cho thấy, đầu tư vào con người cho việc học tập có thể mang lại lợi nhuận cao hơn tới 12%khách hàng gắn bó hơn 7%.

 

Thúc đẩy văn hóa học tập cũng tạo ra một nơi làm việc toàn diện và tích cực. Giảm tỷ lệ thay đổi nhân viên, khi sự hài lòng của nhân viên tăng lên do sự thăng tiến và được ghi nhận năng lực của bản thân. Các tổ chức triển khai các hoạt động học tập báo cáo tỷ lệ gắn kết và giữ chân nhân viên cao hơn 30-50% so với các tổ chức khác.

Ngoài ra, việc học tập trong tổ chức còn cho phép các nhóm thích ứng với sự thay đổi dễ dàng hơn bằng cách thấm nhuần tư duy cải tiến liên tục, khuyến khích quyền sở hữu chung cho các dự án và trách nhiệm giải trình chung đối với kết quả của dự án.

TỪNG BƯỚC GROWMIND XÂY DỰNG TỔ CHỨC HỌC TẬP TẠI DOANH NGHIỆP

Một tổ chức học tập coi trọng sự phát triển của nhân viên, hiểu tầm quan trọng của việc phát triển liên tục và đề cao giá trị của việc mắc sai lầm để rút ra bài học kinh nghiệm.

Hãy cùng GrowMind tìm hiểu về 8 bước xây dựng tổ chức học tập mà GrowMind đang áp dụng dưới đây nhé.

1) Xây dựng đội ngũ L&D vững chắc

Chúng ta không thể xây một ngôi nhà trên nền đất lung lay, cũng như không thể xây dựng một tổ chức học tập thành công mà không có đội ngũ L&D tốt.

Đội ngũ L&D đều phải hiểu vai trò của mình, người quản lý cũng cần để cho nhân viên của mình cảm thấy họ chính là một phần trong mục tiêu lớn của tổ chức. Và làm rõ các mục tiêu, định hướng phát triển của L&D trong bức tranh tổng thể của doanh nghiệp.

Hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng và huấn luyện đội ngũ L&D trong doanh nghiệp ITO, GrowMind cam kết cùng doanh nghiệp đồng hành huấn luyện và đào tạo trực tiếp cho đội ngũ LnD tại doanh nghiệp.

2/ Xây dựng đội ngũ Giảng viên nội bộ

Sẵn sàng và cởi mở trong việc chia sẻ, lan tỏa tri thức là yếu tố quyết định sự thành công của một tổ chức học tập. Các doanh nghiệp cần xác định các nhân sự có kỹ năng hoặc kiến ​​thức phù hợp để tham gia vào hoạt động thiết kế và triển khai các chương trình đào tạo cùng L&D.

Trong quá trình hợp tác cùng GrowMind, chúng tôi sẽ giúp doanh nghiệp sở hữu đội ngũ Giảng viên có năng lực giảng dạy, điều phối thành thạo các hoạt động học tập, thảo luận, hội họp … trong công ty.

Doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong việc triển khai và thiết kế các hoạt động học tập sau khi có đội ngũ GVNB dày dặn kinh nghiệm, sẵn sàng chia sẻ hiểu biết và truyền nghề cho đồng đội của mình.

 

3/ Chuyển đổi vai trò Manager thành Trainer

Quản lý cấp trung đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của tổ chức. Chúng ta cần cung cấp cho các Quản lý tất cả các nguồn lực mà họ cần để hỗ trợ và hướng dẫn liên tục cho cấp dưới. Không chỉ nhân viên học tập mà Quản lý cũng phải học tập và làm gương.

4/ Xây dựng cơ chế đo lường hiệu suất/kết quả đào tạo

Việc đo lường hiệu quả đào tạo giúp doanh nghiệp đảm bảo xây dựng một tổ chức học tập phù hợp với các mục tiêu và định hướng của tổ chức.

Case study thực tế: GrowMind triển khai “Chương trình Test for Dev” trang bị kỹ năng self test cho Dev giúp hạn chế bugs khi chuyển giao cho Tester

  • Cách thức triển khai:
    • Tổ chức học tập trung trên lớp
    • Giảng viên chia sẻ lý thuyết/ví dụ và demo cách thực hiện trên lớp
    • Học viên thực hành và chữa bài trên lớp
    • Thực hành BTVN sau buổi học
  • GrowMind tư vấn và đề xuất triển khai các hoạt động follow up sau đào tạo để đo lường hiệu quả:
    • Mục tiêu: Duy trì việc thực hiện self test của Developer nhằm đảm bảo chất lượng code trước khi Dev chuyển giao cho Tester
    • Cách đo lường:
      • Số lượng bugs Dev chuyển giao cho Tester giảm xuống …… (xx lỗi)
      • Thời gian Dev thực hiện fix bugs giảm xuống …. (xx giờ)”

5/ Khuyến khích sự tham gia của nhân viên, khuyến khích sáng tạo trong quá trình học

Trên hết, một tổ chức học tập được thành lập dựa trên sự phát triển liên tục của các thành viên. Mọi thành viên trong nhóm phải được cung cấp các công cụ để thu hẹp khoảng cách kiến ​​thức và trau dồi kỹ năng của họ. Đổi lại, mỗi nhân viên phải cam kết với quá trình và tận tâm để phát triển liên tục.

Chìa khóa vàng giúp nhân viên phát triển là cung cấp cho họ các công cụ để trau dồi và rèn luyện các kiến ​​thức mà họ có thể tự mình tìm hiểu. Thay vì ép họ tham gia khóa đào tạo bắt buộc làm giảm đi động lực cá nhân của họ.

Nhân viên cần tự nhận thức rằng, việc học tập phát triển có ích cho bản thân và công việc của họ. Tiến hành tự đánh giá để giúp họ xác định những lỗ hổng và khuyến khích họ lập một kế hoạch đào tạo cá nhân hóa, chương trình IDP (Individual Development Plan).

Tuy nhiên, không phải ai cũng sẵn sàng tham gia vào quá trình học tập và tiếp thu cái mới. GrowMind đã làm cách nào để thúc đẩy và khuyến khích sự tham gia của nhân viên vào các hoạt động đào tạo chung tại công ty?

Ví dụ: Trong quá trình triển khai và đồng hành cùng các khách hàng trong việc truyền thông các hoạt động đào tạo nội bộ. Khích lệ tinh thần nhân viên trong công ty bằng cách:

  • Thiết kế các hoạt động vinh danh, khen ngợi truyền thông trên toàn công ty
  • Tổ chức và quảng bá các hoạt động học tập quy mô toàn công ty (mở câu lạc bộ đọc sách, giờ đọc sách cùng nhau…)
  • Thiết kế các hoạt động kèm cặp, hướng dẫn…

6/ Đánh giá kết quả, hiệu quả:

Việc đánh giá hiệu quả của các hoạt động học tập là vấn đề được các doanh nghiệp rất coi trọng và khó đo lường hiệu quả. Hiện nay, GrowMind vinh dự được hơn 15 doanh nghiệp IT lựa chọn là đơn vị tư vấn chiến lược và đồng hành triển khai.

Với mỗi quy mô khác nhau, chúng tôi mang đến những giải pháp tư vấn đánh giá và đo lường khác nhau để phù hợp với câu chuyện của từng doanh nghiệp. Những cuộc đánh giá, khảo sát sẽ được diễn ra thường xuyên để lãnh đạo nắm chắc được tình hình và đưa ra kế hoạch hành động kịp thời.

7/ Xây dựng chiến lược, kế hoạch hành động dựa trên kết quả, hiệu quả đào tạo

Việc xây dựng một tổ chức vững mạnh, một tổ chức học tập cần nhiều thời gian và đòi hỏi sự kiên trì từ lãnh đạo. Do vậy, sau khi đánh giá kết quả, GrowMind sẽ hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng chính sách, thiết kế hoạt động thúc đẩy quá trình học hỏi và phát triển tại doanh nghiệp.

8/ Liên tục cải tiến

Trước những khó khăn và biến động của thị trường, việc hình thành tổ chức học tập là điều tất yếu giúp doanh nghiệp có thể thích nghi tốt hơn với những thay đổi của môi trường xung quanh.

Để làm tốt điều này doanh nghiệp cần có tư duy về việc cải tiến và cải tiến liên tục trong quá trình thực hiện và triển khai. Trong bất cứ hoạt động đào tạo của GrowMind luôn theo triết lý của Agile:

  • Nhanh: ​​Các hoạt động triển khai được thiết kế dựa trên nguồn lực sẵn có, không chờ tới khi hoàn hảo để thực thi
  • Cộng tác: GrowMind huy động sự phối hợp từ đội ngũ chuyên gia của Doanh nghiệp cùng chung tay thiết kế các giải pháp sát với bài toán của tổ chức
  • Linh hoạt: Các hoạt động và giải pháp thường xuyên được rà soát và cải tiến để đáp ứng các thay đổi từ bên trong và bên ngoài tổ chức

 

Đồng hành triển khai là điểm nhấn trong dịch vụ của GrowMind. Các khó khăn thường chỉ xuất hiện khi thực thi ý tưởng, hãy liên hệ với chúng tôi. GrowMind cam kết triển khai cùng khách hàng để đạt được kết quả ban đầu đặt ra.

1
Bạn cần hỗ trợ?