TRAINING – CONSULTING – MENTORING – COACHING, HIỂU SAO CHO ĐÚNG?

Hiện nay, các khái niệm về Đào tạo (Training) – Tư vấn (Consulting) – Cố vấn (Mentoring) – Khai vấn (Coaching) ngày càng trở nên phổ biến. Nhưng, liệu bạn đã hiểu đúng ý nghĩa của những cụm từ trên? Hãy cùng GrowMind tìm hiểu chi tiết hơn thông qua các nội dung bên dưới.

1. Đào tạo (Training)

training

Đào tạo: Là việc hướng dẫn giúp cho người học hiểu và thực hành được một kiến thức/Kỹ năng cụ thể nào đó. Điểm cốt lõi trong Đào tạo là người học cần phải được thực hành kiến thức/Kỹ năng sau khi đã học lý thuyết.

Ví dụ:

Người học chưa biết cách “Đánh máy tính bằng 10 ngón tay”, Giảng viên sẽ hướng dẫn cho người học lý thuyết về cách đánh máy 10 ngón và người học được thực hành ngay tại lớp học.

Lưu ý: Nếu trình độ/Mức độ hiểu biết của các học viên trong lớp có sự chênh lệch quá rõ, việc dùng 1 phương pháp/Cách thức tiếp cận cho toàn bộ lớp học có thể sẽ không đạt hiệu quả (Có học viên sẽ cảm thấy quá khó; Có học viên lại cảm thấy quá dễ). 

Đối tượng hướng đến: Dành cho những người đang thiếu kiến thức/Kỹ năng cụ thể trong lĩnh vực nào đó (Nhân viên mới; Nhân viên cần được đào nâng cao)

Lợi ích:

    • Giúp trang bị nền tảng cho số đông, giúp người học cùng hiểu giống nhau
    • Giúp học viên ghi nhớ/Ứng dụng tốt hơn qua phần thực hành
    • Giúp tiết kiệm chi phí, thời gian (Một nội dung có thể đào tạo cho nhiều người cùng một lúc)

Các hoạt động học tập triển khai tại doanh nghiệp, Đào tạo cũng là phương thức GrowMind sẽ triển khai ngay tại những bước đầu tiên nhằm giúp chuẩn hóa kiến thức cho nhân viên, giúp nhân viên “nói cùng ngôn ngữ” trước khi triển khai các hoạt động nâng cao hơn.

2. Tư vấn (Consulting)

Tư vấn: Là việc các đơn vị tư vấn sẽ đưa ra lời khuyên dựa vào các mô hình đã được chứng thực trên thế giới

Ví dụ:

Tổ chức của bạn đang muốn xây dựng “Tổ chức học tập” nhưng chưa biết cách làm như thế nào. Bạn quyết định thuê một đơn vị tư vấn về hỗ trợ, đơn vị này sẽ khảo sát thực trạng tại doanh nghiệp và tư vấn cho bạn một kế hoạch chi tiết, cụ thể dựa trên các mô hình đã được nghiên cứu, kiểm chứng và thành công trên thế giới.

Đối tượng hướng đến: Những người đang cần lời khuyên của chuyên gia về các vấn đề cụ thể hay quy trình tổ chức

Lợi ích:

    • Giải pháp đã qua kiểm chứng và chứng thực từ số đông và được “cá nhân hóa” cho phù hợp với tình huống thực tế của bạn

Với đội ngũ tư vấn có kiến thức về Đào tạo & Phát triển, cùng nhiều năm kinh nghiệm triển khai thực tế tại các công ty IT, Dịch vụ Tư vấn Xây dựng Tổ chức học tập của GrowMind luôn ứng dụng các mô hình tiên tiến trên thế giới trong việc tư vấn cho doanh nghiệp. Bắt đầu từ việc khảo sát thực trạng doanh nghiệp, sau đó đưa ra bản đề xuất chi tiết với lộ trình triển khai rõ ràng giúp việc học tập không chỉ dừng lại ở những vị trí chủ chốt hoặc ở một vài cấp bậc mà có thể lan tỏa đến tất cả các vị trí trong công ty, đồng thời tạo nên không khí học tập sôi nổi và hào hứng mà đa số mọi người đều cảm nhận được.

3. Cố vấn (Mentoring)

Cố vấn: Là việc đưa ra lời khuyên dựa trên kinh nghiệm cá nhân của bản thân cho người khác (Kinh nghiệm này có thể đúng hoặc sai)

Ví dụ:

Đồng nghiệp đang gặp khó khăn trong việc làm sao để “Đọc sách hiệu quả”, bạn sẽ đưa ra các lời khuyên cho đối phương dựa trên kinh nghiệm cá nhân của mình (Nên đọc vào buổi sáng; Nên đọc thể loại sách mình yêu thích; Nên đọc lướt…)

Dev code không sạch, code dễ bị bugs … là Techlead, bạn sẽ đưa ra các lời khuyên dựa trên kinh nghiệm đã tích lũy để giúp bạn ấy code tốt hơn

Đối tượng hướng đến: Những người cần lời khuyên theo kinh nghiệm từ người khác

Lợi ích:

    • Giúp giải quyết vấn đề, xây dựng kỹ năng cụ thể
Việc nâng cao năng lực của nhân viên thông qua các chương trình đào tạo là điều cần thiết, nhưng mỗi cá nhân sẽ có những nhu cầu/điểm mạnh/điểm yếu hay định hướng phát triển khác nhau. Vì vậy sau chuỗi các chương trình triển khai tập trung thì việc bắt đầu cá nhân hoá trong việc nâng cao năng lực là điều cần thiết và tất yếu. GrowMind đã thiết kế chương trình Mentoring – IDP nhằm xây dựng lộ trình học tập theo hướng cá nhân hoá. Mỗi bạn Mentee sẽ có một lộ trình học tập cụ thể dựa vào định hướng phát triển từ phía quản lý trực tiếp/PM & kỳ vọng từ bản thân Mentee.

4. Khai vấn (Coaching)

Khai vấn: Là quá trình đồng hành, đặt câu hỏi để khách hàng nhìn rõ vấn đề, từ đó kích thích tư duy và sáng tạo, nghĩ ra giải pháp cho riêng mình để phát huy tối đa tiềm năng của bản thân – Định nghĩa từ Liên đoàn Khai vấn quốc tế ICF.

Ví dụ:

Bạn (Coachee) đang gặp khó khăn trong việc “Làm sao để việc hội họp trở nên hiệu quả hơn?”. Người Coach sẽ đặt ra một số câu hỏi khiến bạn phải suy nghĩ sâu hơn và kích thích tư duy sáng tạo của bạn (VD: Theo bạn, một cuộc họp hiệu quả sẽ bao gồm những yếu tố nào?; Bạn đã đạt được điều gì trong các yếu tố đó?; Điểm nhỏ nhất bạn có thể làm để giúp việc họp của bạn hiệu quả hơn là gì? ….) nhằm giúp Coachee tự tìm ra giải pháp cho chính mình

Lưu ý: Cùng là tình huống “Làm sao để việc hội họp trở nên hiệu quả hơn?”, với phương pháp Tư vấn – Cố vấn, đối phương có thể đưa ra luôn lời khuyên giúp bạn họp hiệu quả hơn (Dựa trên mô hình/Dựa trên kinh nghiệm cá nhân), nhưng phương pháp Khai vấn thì không, Khai vấn tập trung vào việc đặt câu hỏi và giải pháp đến từ Coachee.

Đối tượng hướng đến: Người cần được khai vấn với tâm thế sẵn sàng, cởi mở và muốn cải thiện hiệu quả

Lợi ích:

    • Giúp phát triển con người; Tập trung vào động lực bên trong, tạo ra giá trị bền vững

Tin rằng “Sức mạnh của việc đặt câu hỏi đúng” là vô cùng to lớn, đội ngũ GrowMind với các thành viên đã được Liên đoàn Khai vấn quốc tế ICF chứng nhận đã thiết kế chương trình Becoming a Coaching Leader. Chương trình huấn luyện chuyên sâu dành cho đội ngũ Quản lý cấp trung, tiếp cận Coaching dưới góc độ Khai vấn, tạo nền tảng đầu tiên trong việc xây dựng văn hóa Khai vấn trong doanh nghiệp, giúp đội ngũ Quản lý ứng dụng Khai vấn hiệu quả trong hoạt động 1on1 meeting/review.

PHÂN BIỆT TRAINING – CONSULTING – MENTORING – COACHING

Hãy cùng xem sự khác nhau giữa các phương pháp trên qua một số tiêu chí sau:

Để hiểu rõ hơn về các hình thức này, hãy cùng xem xét ví dụ: “Bạn muốn nâng cao kỹ năng thuyết trình”. Cách tiếp cận của các phương pháp như sau:

  • Đào tạo: Giảng viên/Trainer sẽ chỉ cho bạn các bước thuyết trình theo mẫu chung và để bạn thực hành việc đó tại lớp.
  • Tư vấn: Là chuyên gia trong lĩnh vực thuyết trình. Người này sẽ đánh giá thực tế việc thuyết trình của bạn đang như thế nào và cung cấp cho bạn một kế hoạch chi tiết và cách thực hiện cụ thể, từng bước một nhằm giúp bạn đạt được mục tiêu.
  • Cố vấn: Là người đã có kinh nghiệm thuyết trình và họ sẽ chia sẻ với bạn những cách giúp bạn thuyết trình tốt hơn dựa vào những gì họ đã trải qua.
  • Khai vấn: Coach giúp bạn thuyết trình tốt hơn bằng cách đặt những câu hỏi kích thích tư duy sáng tạo, soi sáng những điểm mạnh của bạn và giúp bạn vượt qua nỗi sợ của mình bằng chính các giải pháp đến từ chính bạn.

Mỗi loại hình sẽ có những Ưu – Nhược điểm riêng, không có loại hình nào là tối ưu 100%. Việc quyết định dùng loại hình nào phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố (Trình độ, tâm thế của người tham gia; Thời lượng chương trình; Trình độ của Giảng viên…), nên bạn hãy mạnh dạn thử/Áp dụng các phương pháp khác nhau với nhiều bối cảnh để tìm ra phương pháp phù hợp với bạn nhé!

1
Bạn cần hỗ trợ?