BẠN ĐÃ HIỂU KHÁI NIỆM “TỔ CHỨC HỌC TẬP”?

Tri thức là sức mạnh của con người, trong khi đó con người là cốt lõi của tổ chức. Vì vậy, đầu tư cho tri thức, học tập cũng chính là đầu tư cho sự phát triển của doanh nghiệp. Vì lẽ đó, đưa công ty mình trở thành “tổ chức học tập” chính là mục tiêu mà ngày càng nhiều nhà lãnh đạo hướng tới.
  • Vậy khái niệm “tổ chức học tập” là gì?
  • Việc trở thành Tổ chức học tập đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?
  • Nguyên lý và quy trình xây dựng như thế nào?
Tất cả các kiến thức này sẽ được GrowMind tổng hợp ngắn gọn trong bài viết dưới đây.

TỔ CHỨC HỌC TẬP LÀ GÌ?

Peter Senge, tác giả của cuốn sách The Fifth Discipline: The Art & Practice of The Learning Organization, chính là người đã đưa ra thuật ngữ “learning organization” vào đầu những năm 90. Ông định nghĩa:

“các tổ chức khuyến khích khả năng học tập tổng quan, thích nghi với môi trường, khuyến khích nhân viên suy nghĩ sáng tạo và kết hợp với các nhân viên khác để tìm ra câu trả lời tốt nhất cho bất kỳ vấn đề nào”

Loi ich to chuc hoc tap

LỢI ÍCH CÓ ĐƯỢC KHI TRỞ THÀNH TỔ CHỨC HỌC TẬP?

  • Ý tưởng và quan điểm của mỗi cá nhân được hoan nghênh
  • Thúc đẩy sự đổi mới
  • Giúp tổ chức thu hút và giữ chân nhân tài tốt nhất
  • Các thành viên được khuyến khích nâng cao kĩ năng và phẩm chất cá nhân
  • Thành viên học được nhiều kĩ năng khác nhau, thực hiện được nhiệm vụ của mình và biết trân trọng vai trò và nhiệm vụ của người khác
  • Cải thiện tương tác xã hội và kĩ năng giao tiếp của nhân viên
  • Có khả năng tưởng tượng và phát triển dòng sản phẩm cho tương lai
  • Trở nên vượt trội so với đối thủ

5 NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA MỘT TỔ CHỨC HỌC TẬP

Nguyen ly co ban của To chuc hoc tap

  • Làm chủ bản thân: Mỗi nhân viên phải có mục tiêu phát triển nghề nghiệp cá nhân và tập trung nỗ lực để đạt được chúng, và tổ chức cần nhận ra và nuôi dưỡng những mục tiêu này.
  • Mô hình tư duy: Mô hình tư duy là các giả thiết, quan điểm về thế giới xung quanh. Trong bối cảnh của tổ chức học tập, mỗi người cần không ngừng xác định, làm rõ và hoàn thiện cách họ nhìn nhận thế giới.
  • Xây dựng tầm nhìn chung: ngụ ý rằng tổ chức và các thành viên của nó có tầm nhìn chung; nghĩa là tổ chức có thể lồng ghép mục tiêu của doanh nghiệp vào quá trình học tập, phát triển của cá nhân.
  • Học tập nhóm: nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác, đối thoại và ra quyết định, và các nhóm làm việc đều có ý thức chia sẻ trách nhiệm giải trình.
  • Tư duy hệ thống: là ý tưởng thừa nhận rằng các tổ chức là các hệ thống phức tạp được tạo ra từ các mối quan hệ tương tác.

XÂY DỰNG TỔ CHỨC HỌC TẬP – BẮT ĐẦU THẾ NÀO?

Bước 1: Nhìn nhận lại hiện trạng, bắt tay xây dựng nền tảng Đào tạo

Bộ phận L&D (Đào tạo và Phát triển) có vai trò cốt lõi trong quá trình xây dựng tổ chức học tập. Vì vậy, Ban lãnh đạo cần tập trung xây dựng chính sách và xác định chiến lược để tạo nền móng cho quá trình phát triển dài hạn trong tương lai.
Lập kế hoạch chính là “khung xương” của toàn bộ quá trình, nếu thực hiện tốt từ bước ban đầu thì khi thực hiện sẽ đi đúng hướng và mượt mà hơn.
Với kinh nghiệm triển khai Tư vấn Xây dựng Tổ chức học tập cho nhiều doanh nghiệp ITO, GrowMind sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp để đặt những viên gạch đầu tiên cho nền tảng văn hóa học tập.

Bước 2: Xác định chuyên gia

Để văn hóa học tập lan tỏa trong tổ chức, không ai tốt hơn là chính những nhân viên xuất sắc của công ty. Cần lựa chọn và đưa ra những nhân sự phù hợp nhất, đào tạo và phát triển những người này thành chuyên gia nội bộ.

Bước 3: Xây dựng chỉ tiêu đo lường hiệu suất

Học tập và phát triển cũng như bất kỳ mục tiêu nào, cần phải có tiêu chí và KPI để đánh giá mức độ hiệu quả.

Bước 4: Xây dựng các chương trình đào tạo, nâng cao kiến thức

Ngoài khuyến khích giảng viên nội bộ, mỗi doanh nghiệp cũng cần làm mới, làm đa dạng các loại hình học tập trong doanh nghiệp: tự học, thuê chuyên gia giảng dạy, đánh giá, khảo sát để tinh chỉnh lại nội dung học.

Bước 5: Khuyến khích tự khám phá, tạo điều mới

Điều quan trọng là cho phép nhân viên sáng tạo và tự do phát triển bản thân. Vì vậy, tổ chức cũng cần cởi mở và sẵn sàng đón nhận các ý kiến đóng góp về thay đổi, sáng tạo ở nhân viên và thực hiện nếu phù hợp.

Bước 6: Thu thập phản hồi và đối ứng

Thay đổi là cả một quá trình mà không phải nhân viên nào cũng có khả năng tiếp nhận toàn bộ. Việc thu thập phản hồi thường xuyên sẽ giúp tổ chức nắm bắt được mức độ tiếp nhận của nhân viên, nhận ra những điểm còn vướng mắc và thay đổi kế hoạch cho kịp thời và phù hợp.

1
Bạn cần hỗ trợ?